Tường thuật chi tiết về cuộc gặp của Mạng lưới Blogger Việt Nam với đại diện Phái đoàn EU, chiều tối 10/9 tại Hà Nội. Cuộc gặp này diễn ra trước thềm phiên đối thoại nhân quyền 2013 giữa EU và Việt Nam.
Tham dự là
các quan chức cấp cao của Phái đoàn EU tại Việt Nam và Cơ quan Hành động Đối
ngoại châu Âu (EEAS, tương đương với một Bộ Ngoại giao chung của EU): Bà
Véronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền của EEAS; bà Delphine Malard,
Cố vấn thứ nhất, phụ trách Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; bà Rose
Ieremia, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam. (Hy Lạp cùng với Ireland và Litva giữ chức
chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 2013-2014)… Phía Việt Nam có bốn
blogger: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm), Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí), Nguyễn
Tường Thụy, Châu Văn Thi (Yêu Nước Việt).
Bắt giữ tùy tiện – vấn đề lớn đối với nhân quyền ở Việt Nam
Các blogger nêu rõ mục đích của cuộc gặp là để trao Tuyên bố 258, trong đó “điều đầu tiên đưa blogger lại với nhau là việc chính quyền bắt giữ tùy tiện người viết blog”. Ba trường hợp mới đây nhất bị bắt giữ là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy, trong đó công an vừa có kết luận điều tra về vụ án Đinh Nhật Uy. Bản kết luận này cho thấy bất kỳ ai dùng blog hay mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình đều có thể bị bắt.
Blogger Mẹ Nấm
cũng bày tỏ mối lo ngại chung của các blogger, rằng trong lộ trình Việt Nam gia
nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hành động đàn áp sẽ ngày càng gia tăng
với những điều luật như 258. Blogger Nguyễn Tường Thụy nêu rõ, trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam, có ba điều luật rất mơ hồ mà chính quyền có thể “lợi dụng” để
trấn áp công dân: Điều 79, 88 và 258. Xu hướng chung là Điều 258 sẽ được sử dụng
nhiều hơn, và đó là lý do các blogger ra Tuyên bố 258 kêu gọi Chính phủ xóa bỏ
điều luật này.
“Họ muốn những
người viết blog chỉ giữ suy nghĩ của mình trong đầu thôi, chứ đừng chia sẻ ra cộng
đồng” – blogger Mẹ Nấm nói. Cô từng nhiều lần “được” nhắc nhở hoặc mời làm việc
vì các bài viết trên blog của mình, nhất là về những vấn đề như biểu tình, tranh
chấp biển đảo, v.v.
Blogger Nguyễn Chí Tuyến (tên Facebook: Anh Chí) phản ánh, công an có rất nhiều hình thức hạch sách, quấy nhiễu khác nhau, bao gồm cả sử dụng bạo lực lẫn các biện pháp “nhẹ nhàng” như hỏi thăm, gây sức ép lên hoạt động kinh doanh và tác động vào gia đình, họ hàng.'
Blogger Nguyễn Chí Tuyến (tên Facebook: Anh Chí) phản ánh, công an có rất nhiều hình thức hạch sách, quấy nhiễu khác nhau, bao gồm cả sử dụng bạo lực lẫn các biện pháp “nhẹ nhàng” như hỏi thăm, gây sức ép lên hoạt động kinh doanh và tác động vào gia đình, họ hàng.'
EU quan tâm đến quyền tự do ngôn luận ở
Việt Nam
Thay mặt cho
các quan chức của Phái đoàn EU và Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu, bà
Véronique Arnault phát biểu: “Trước hết, cá nhân tôi rất mong các bạn không gặp
vấn đề gì sau cuộc gặp này (cười). Tôi muốn khẳng định với các bạn rằng EU luôn
tôn trọng tự do ngôn luận và đang tích cực thúc đẩy quyền này, đặc biệt là tự
do Internet. Đó là lý do tại sao chúng tôi nêu trường hợp Việt Nam tại khóa họp
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Chúng tôi muốn tập trung vào
giới blogger, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác nữa”.
Bà nói rõ: “Tại
các cuộc tiếp xúc, chúng tôi đều đưa vấn đề này ra với Chính phủ Việt Nam, và
đây cũng sẽ là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự ngày mai (Đối thoại
Nhân quyền EU-Việt Nam, ngày 11/9) của chúng tôi với phía Việt Nam. Năm ngoái,
Chính phủ của các bạn nói rằng họ không chống lại các blogger, và nếu có thì đó
là các trường hợp vi phạm Bộ luật Hình sự. Họ không cho biết thêm chi tiết”.
Tuy nhiên,
theo bà Véronique Arnault, EU đã có những quy định mang tính hướng dẫn về tự do
ngôn luận, tự do Internet, thống nhất chung cho các nước thành viên cũng như cho
phái đoàn EU tại tất cả nước quốc gia ngoài EU. Ngoài ra, khi đưa vấn đề tự do
ngôn luận ra với Chính phủ Việt Nam, EU cũng căn cứ vào Điều 19 và một số điều
khác của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết.
“Song, cam kết
của Việt Nam trong Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ (UPR) năm 2009 về tự do ngôn luận
là rất hạn chế, và ngay cả Tuyên ngôn Nhân quyền của ASEAN gần như không nhắc đến
quyền tự do ngôn luận” – Giám đốc Nhân quyền của “Bộ Ngoại giao chung” của châu
Âu cho biết. “Do đó chúng tôi đang gắng hết sức thúc đẩy quyền này, vì chúng
tôi nghĩ sẽ là không tốt cho xã hội nếu những người muốn phát biểu ý kiến một
cách ôn hòa lại không được phép phát biểu, nhất là khi Việt Nam muốn trở thành
thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”.
Cụ thể hơn,
bà Véronique Arnault cho biết, trong cuộc đối thoại nhân quyền ngày 11/9, một
trong những điều EU sẽ yêu cầu phía Việt Nam thực hiện là trình bày các cam kết
của mình trong hồ sơ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.
“Thay đổi phải đến từ bên trong”
Vị giám đốc
phụ trách nhân quyền của EEAS cũng có một ý kiến làm “nhẹ lòng” các blogger: “Bạn
có nói là nếu Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
thì tình hình sẽ ngày càng xấu đi, đàn áp sẽ gia tăng, nhưng tôi không chắc chắn
là sẽ như vậy. Chúng tôi rất tin rằng thay đổi đến từ bên trong. Chúng ta phải
ghi nhận một từ tại Việt Nam mà người ta ngại nói đến là xã hội dân sự”.
Ngoài Tuyên bố
258, nhóm blogger cũng trao cho Phái đoàn EU bản báo cáo kết luận điều tra của
công an Long An về Đinh Nhật Uy. Phía EU khẳng định “đã lắng nghe rất kỹ các
thông tin từ blogger và sẽ đưa ra trong cuộc đối thoại nhân quyền với Chính phủ
Việt Nam”.
Cuối buổi gặp,
bà Véronique Arnault không quên dặn các blogger: “Hãy báo cho chúng tôi biết, nếu
như các bạn gặp bất kỳ vấn đề gì vì cuộc gặp này”.
căng nhỉ
ReplyDeletecBài viết bạn rất hay:
ReplyDeleteChúng tôi là đơn vị cung cấp các sản phẩm chất lượng như:
đệm sưởi
lều xông hơi
túi xông hơi
lều xông hơi giá rẻ
xông hơi hồng ngoại
điêu khắc chân mày phong thủy
ReplyDeletedieu khac chan may nam o dau dep
điêu khắc chân mày nam ở đâu đẹp
dieu khac tham my
điêu khắc thẩm mỹ